Bố trí nguồn ánh sáng cho phòng khách hợp lý

Phòng khách thường là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình và giữa chủ nhà với khách nên cần một không gian gợi mở. Vì thế, ánh sáng trong phòng tận dụng được nguồn sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt. Nếu phòng khách nằm ngay tầng một, có thể dùng kính thay cho những bức tường kín mít. Phòng khách nhìn ra hướng vườn, không gian trong suốt của kính sẽ tạo nên sự giao hòa giữa thiên nhiên và nhà ở, ngồi trong nhà nhưng cảm giác như đang ngồi chơi giữa vườn có mái che.

Bố trí nguồn sáng cho phòng khách bằng ánh sáng điện vào buổi tối cũng rất cần thiết. Khi dùng nguồn sáng điện, phải tạo được không khí ấm cúng, gần gũi. Đèn chính của phòng khách rộng nên là những loại đèn mang đến sự sang trọng, chẳng hạn như đèn chùm. Nếu không gian phòng khách theo phong cách cổ một chút nên dùng ánh sáng gián tiếp hơn là trực tiếp. Các đèn tuýp có thể được giấu trên trần hắt xuống, đèn hắt treo ở tường hắt ngược lên trần. Ánh sáng gián tiếp sẽ tạo cảm giác chan hòa, thoải mái và không bị chói mắt, đặc biệt khi xem tivi. Tường có thể dùng đèn trang trí để chiếu sáng phụ cho các phòng rộng.

Xu hướng hiện nay là trang trí ánh sáng bằng các đèn điện mà không lộ ra bóng đèn. Dùng đèn âm trần, âm tường tạo ra nguồn sang trang trí từng góc có chủ định.

Đối với các loại đèn âm trần thường bố trí các loại đèn bóng tròn, halogen, neon, compact để cho một ánh sáng nền vừa phải. Gian phòng khách có sofa màu ấm hay sáng nên dùng những cây đèn nhỏ chiếu sáng từng góc để tạo nên sự ấm cúng. Nếu tường sơn sáng màu và có lắp gương lớn thì không cần mắc nhiều bóng đèn. Không nên lạm dụng quá nhiều đèn trong phòng khách. Chỉ nên bố trí khoảng 2 đến 3 loại ánh sáng khác nhau.

Những nguyên tắc chiếu sáng ở phòng khách:

Phòng khách gia đình phải tạo được không khí ấm cúng, gần gũi chứ không thể lạnh lẽo như công sở hay sáng rực như ở quảng trường. Đèn chính của phòng khách nên là những loại đèn mang đến sự sang trọng như đèn chùm, quạt trần gắn đèn chùm...

Tường có thể dùng đèn trang trí để chiếu sáng phụ, nếu phòng rộng. Trong trường hợp tường nhà bạn trang trí bằng gạch thẻ thì có thể dùng đến đèn góc chiếu hắt để tạo chiều sâu, nổi bật các mạch vữa với nhiều cung bậc màu sắc khác nhau. Tường có treo tranh nên bố trí hai đèn âm tường cân xứng hai bên bức tranh. Bộ ghế sofa nên có đèn để bàn hoặc đèn sàn. Phòng khách nhỏ hoặc trần thấp không thích hợp với đèn chùm, bạn nên thay bằng ngọn đèn treo có công tắc giật thấp gần bàn khách. Nhớ là không để ánh sáng chiếu thẳng vào mặt khách.

Đối với các loại đèn rọi tranh, đèn nơi tủ tường nên bố trí chiếu sáng trực tiếp làm nổi bật các chi tiết trang trí. Gian phòng khách có sofa màu ấm hay sáng nên dùng những cây đèn nhỏ chiếu từng góc để tạo nên sự ấm cúng. Nếu tường sơn sáng màu và có lắp gương lớn thì không cần mắc nhiều bóng đèn.

Đối với đèn cây bạn nên nhớ nhất thiết phải có chao vải hoặc chao kim loại hắt ngược lên trần cho ánh sáng dịu phản quang... Phòng khách có diện tích nhỏ chỉ nên dùng bộ đèn chùm một tầng từ 4 đến 6 bóng. Còn những bộ đèn chùm nhiều tầng nên dành cho các đại sảnh hoặc các kiến trúc cổ chiều cao trần từ 4m trở lên.

Nguồn bài viết: https://www.abf.vn/tap-chi-noi-that/bo-tri-nguon-anh-sang-cho-phong-khach-chuan-xac-ma-ban-can-biet-1182.html

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thiết kế và xây dựng phòng ngủ cho bé

Hướng dẫn lựa chọn bàn trang điểm và cách bố trí bàn trang điểm cho phòng ngủ

Bố trí, phối màu sơn cho phòng ngủ